Báo giới Trung Quốc
trong mấy ngày gần đây lại rộ lên những thông tin xung quanh việc
xuất hiện “thủy quái” trên hồ Kanas ở Tân Cương, cao nguyên miền
Tây Trung Quốc.
Sinh vật chưa xác định bơi giữa hai du
thuyền có thân hình to đúng bằng chiếc du thuyền trên
mặt nước. Nhiều người dân Lasa, thủ phủ Tân Cương còn chưa hết bàn tán
về việc hôm 30/6/2010 vừa qua nhiều người đã thực mục sở thị
hình ảnh “vật thể lạ không xác định” (UFO) bay trên bầu trời
vùng này vào lúc xẩm tối thì đến ngày 2/7/2010 lại xuất hiện
nhữnh bức ảnh chụp “thủy quái” trên hồ Kanas.
Tờ báo của Trung Quốc̉ đăng tải những bức ảnh “thủy quái” do
anh Chu Hiểu Toàn bất ngờ chụp được khi đan quan sát những chiếc
du thuyền trên hồ Kanas vào lúc 3 giờ 19 phút chiều 2/7/2010
chúng chuẩn bị cập Quan Ngư đài khiến dư luận xôn xao.
Sinh vật khổng lồ ấy bơi khá gần mặt nước giữa hai chiếc du
thuyền, từ trên thuyền anh Toàn nhìn khá rõ con “thủy quái”
khổng lồ mình dài hơn chiếc thuyền, nước da đen sẫm. Không bỏ
lỡ cơ hội, anh Toàn giương máy lên chụp lại khoảnh khắc đó,
đến 3 giờ 30 phút thì “thủy quái” lặn xuống dưới lòng hồ.
Từ hôm đó đến nay, nhiều người vẫn không ngừng bàn tán xung
quanh con “thủy quái” ấy. Một số nhà khoa học lại cho rằng sinh
vật này nhiều khả năng là loài cá Hucho Taimen sống lâu năm.
Tuy nhiên, giải thích này khó thuyết phục được dư luận bởi
những con cá Hucho Taimen to lắm mà người ta đã bắt gặp cũng
chỉ dài xấp xỉ 2 m và nặng trên dưới 100 kg, nhỏ hơn nhiều so
với con “thủy quái” này.
Có một điều thú vị nữa, đây không phải lần đầu tiên con
“thủy quái” này ngoi lên mặt nước. Ngày 5/7/2007, người ta đã
từng quay được một đoạn video về sự xuất hiện của con thủy
quái trên hồ Kanas và được đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
(CCTV) phát sóng rộng rãi.
Hồ Kanas là một thắng cảnh nổi tiếng, là một trong 10 hồ
đẹp nhất thế giới thuộc địa phận thành phố Altai, Tân Cương.
Vị trí địa lý của hồ Kanas cũng rất đặc biệt, nó nằm dưới
chân núi Altai và là nơi tiếp giáp giữa Trung Quốc với
Kazakhstan, Mông Cổ và Nga.
Ngày 5/7/2007, một khách du lịch đã tình cờ quay được đoạn video
hiếm về một sinh vật lạ trên hồ Kanas. Đoạn phim đã khơi mào cho một
cuộc tranh luận về sự tồn tại của một sinh vật lạ khổng lồ dưới nước
được sánh với huyền thoại quái vật hồ Loch Ness cả về kích thước và độ
bí ẩn.
Tuy nhiên, trong đoạn clip này không phải 1 cá thể sinh vật lạ
mà là một đàn 15 con “thủy quái” khổng lồ di chuyển với tốc độ
cao ngay dưới mặt hồ sủi tăm trắng xóa. CCTV đã phát sóng đoạn video
trên với bình luận đây là cảnh quay rõ nhất từ trước tới nay về một
loài vật huyền thoại sống trong vực thẳm của hồ Kanas từng là chủ đề đồn
đại hàng thập kỷ qua.
Từ lâu nhiều người dân trong vùng vẫn tin rằng những con “thủy
quái” này đã lôi cừu, bò, thậm chí là ngựa của họ và “đánh chén”
ngon lành.
Giáo sư Viên Quốc Anh thuộc viện bảo vệ môi trường Tân Cương cho
biết đoạn phim trên đã cung cấp một bằng chứng quan trọng trong hơn 20
năm nghiên cứu của ông tại hồ Kanas. Ông nói: “Chỉ có cá mới có thể tạo
sóng như thế. Tôi nghĩ video đó là có thật”,
Theo phóng sự của CCTV, sinh vật lạ được phát hiện tại Kanas lần
đầu tiên vào ngày 7/6/2005 khi hai cá thể mình đen sẫm dài hơn 10m
bơi rất nhanh từ bờ ra vùng nước giữa hồ, thỉnh thoảng tụ lại, chốc
lát lại giãn ra hoặc bơi song song với nhau.
Giáo sư Quốc Anh bắt đầu theo dõi dấu vết của những sinh vật lạ
này từ năm 1980 và đã bị lôi cuốn bởi sự huyền bí kể từ sau khi ông
nhìn thấy khoảng 50 sinh vật mà ông gọi là cá lần đầu tiên vào năm 1985.
Một số người cho rằng đây là loài cá Hucho
Taimen sống lâu năm nhưng không thuyết phục. Theo miêu tả của vị giáo sư này, chúng giống như những còn nòng
nọc khổng lồ màu nâu đỏ chứ không phải đen sẫm như lời vị du
khách nọ. Ông cho rằng mình có thể nhìn thấy đầu của chúng trên mặt
nước, chúng ngoi lên để thở cho thấy chiều dài mỗi con chừng 10 đến
15 m.
Ngày 20/5/2004, giáo sư Anh lại một lần nữa nhìn thấy những sinh vật
lạ khi ông đang nhìn về phía hồ từ một quả đồi. “Tôi nghĩ đó là một tấm
nhựa màu đen lớn và ai đó đã vứt xuống hồ. Nhưng sau đó tôi nhận ra đó
là một con cá khổng lồ. Tôi đã bị sốc bởi kích thước khổng lồ của chúng.
Trông chúng như những chiếc tàu ngầm”, ông Anh chia sẻ.
Các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc vào những năm 1980 cho rằng
“thủy quái” này nhiều khả năng là 1 trong 8 loại cá Hồi Hucho.
Tuy nhiên giáo sư Anh cho rằng cần tiến hành thêm nhiều cuộc nghiên
cứu tiếp theo để xác định loài “thủy quái” ấy. Theo lời ông, rất
khó có thể bắt được loài cá này vì chúng có một sức mạnh rất lớn.