Hẳn cái tên Ngô Lan Hương – nữ hoàng cờ tướng Việt Nam đã trở nên quá quen thuộc với những ai đam mê bộ môn cờ tướng. Với thành tích 10 lần vô địch quốc gia, nhiều lần đại diện Việt Nam dự các giải vô địch thế giới và châu Á, 2 lần á quân thế giới, á quân Đại hội thể thao trí tuệ toàn cầu, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là các chiến tích gây chấn động kỳ đài thế giới: giành HCV tại ĐH thể thao châu Á trong nhà 2007 và giải vô địch cá nhân châu Á 2011, HCV Asian Indoor Games 2, hạng Nhì giải vô địch thế giới 2009… và với danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư, Ngô Lan Hương đã ghi tên mình vào hàng những nữ kỳ thủ xuất sắc nhất trong lịch sử cờ tướng Việt Nam.
Nhưng khi được hỏi về bí quyết dẫn tới bảng thành tích sáng chói này, Lan Hương chỉ trả lời gói gọn trong 2 từ “đam mê”.
Người thầy đầu tiênLà con gái út trong một gia đình gốc Hoa ngheo tại quận 5 (TP.HCM) vốn hay được chiều chuộng nhưng Lan Hương luôn bộc lộ cá tính mạnh mẽ. Thay vì việc chơi cùng những người bạn hàng xóm, Hương suốt ngày lẽo đẽo theo anh trai đi đánh cờ với lũ bạn. Hương tỏ ra thích thú, nhờ anh trai chỉ bảo, để rồi từ đó cô em gái bướng bỉnh này cứ đòi đi theo anh trai mình để chơi cờ. “Anh trai chính người thầy đầu tiên của tôi, là người đã chỉ bảo tôi và giúp tôi tập tành chơi cờ”, Hương chia sẻ.
Năm lớp 8 là một bước ngoặt đầu tiên của Hương trên con đường đi chinh phục đỉnh cao của môn trí tuệ kinh điển này. Nhắc lại chuyện cũ, Hương vẫn nhớ như in năm Hương học lớp 8 trường THCS Mạch Kiếm Hùng thì trường tôt chứ giải cờ tướng nhưng chỉ dành cho các bạn nam. Nhưng tình cờ được mẹ một cô bạn cùng lớp giới thiệu, Hương là trường hợp ngoại lệ và là thí sinh nữ duy nhất tham gia dự giải. Vượt qua tất cả các nam ứng viên của trường, Hương giành chức vô địch và gây được tiếng vang lớn tại trường.
Sau lần đó, Hương trở thành đại diện của trường đi thi cấp thành phố và đoạt giải nhì. Sau đó, Hương được gọi vào tuyển trẻ quận 5. Tại đây, Hương được sự dẫn dắt của thầy Diệp Khai Nguyên, người có ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của Hương sau này.
Để đeo đuổi nghiệp cờ, Hương không còn thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà như trước mà chỉ chuyên tâm tập luyện nhưng mọi người trong gia đình, nhất là mẹ cô luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho Hương.
Lênh đênh nghiệp cờHơn 20 năm ròng rã theo nghiệp cờ, Hương trải qua biết bao cung bậc cảm xúc, từ những niềm vui vỡ òa trong chiến thắng đến những giọt nước mắt đầy tiếc nuối của thất bại…
Năm 2001, cái tên Ngô Lan Hương đã gây tiếng vang lớn trong làng cờ Việt khi giành chức vô địch quốc gia đầu tiên. Lúc bấy giờ, không ai dám nghĩ một người vô danh như Hương lại có thể vượt mặt đàn chị Lê Thị Hương, người đã có 7 chức vô địch quốc gia trước đó, trong đó có 6 lần vô địch liên tiếp từ năm 1992 đến năm 1997. “Đó một chiến thắng không thể quên đối với tôi, là một động lực rất lớn cho sự nghiệp của tôi sau này”, Hương kể lại.
Sau chiến tích ấy, Ngô Lan Hương còn giành thêm 9 chức vô địch quốc gia, trong đó có 7 năm lên tiếp từ năm 2005 đến 2011, và giới hâm mộ cờ Việt đã không quá lời khi phong tặng danh hiệu “nữ hoàng cờ tướng” cho Ngô Lan Hương.
Cờ tướng – sợi dây tơ hồng định mệnhBén duyên với cờ tướng khi còn rất nhỏ, đeo đuổi nó hơn 20 năm trời, phải nói rằng với những gì đã đạt được, cờ tướng cho Ngô Lan Hương nhiều hơn là mất, và món quà lớn nhất nữ hoàng cờ tướng nhận được chính là “một nửa” của đời mình.
Biết nhau tại Đại hội thể thao châu Á trong nhà năm 2007, và có 3 năm ròng rã với mối quan hệ bạn bè, cả Hương và Khang Đức Vinh, Tổng thư ký Liên đoàn cờ Singapore, đều là những người yêu cờ tướng, và cờ tướng chính là sợi dây tơ hồng gắn kết họ với nhau. Từ những món quà đơn giản đến việc trao đổi tài liệu cờ tướng mới hay những lần cùng nhau nghiên cứu nước cờ của các danh thủ nổi tiếng thế giới mà họ đến với nhau.
Sau những ngày ròng rã tìmh hiểu, ngày 26/4/2012, lễ cưới của “nữ hoàng cờ tướng” Việt Nam với chàng trai Singapore chính thức diễn ra trong sự chúc phúc của gia đình, bạn bè, các thầy và đồng đội. Tuy nhiên, sau khi tổ chức hôn lễ , đôi vợ chồng trẻ lại không thể sống cùng nhau, Đức Vinh về Singapore tiếp tục công việc. Còn Hương vẫn ở lại Việt Nam theo đuổi nghiệp cờ, một năm 2 vợ chồng chỉ gặp nhau vài lần. Dù vậy, Khang Đức Vinh luôn là nguồn động viên lớn cho Hương trong cuộc sống cũng như thi đấu, cũng chính Đức Vinh là người giúp Hương lấy lại niềm tin và đứng dậy sau thất bại.
Có nhiều người hỏi chuyện Hương sao không theo chồng, Hương bảo: “Chưa muốn sang vì còn máu thi đấu ở Việt Nam nhiều nhiều lắm”.
Chúc cho
nữ hoàng cờ tướng Ngô Lan Hương luôn luôn mạnh khỏe để có thể mang tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho làng cờ tướng nước nhà nhiều thành tích hơn nữa.